Hạch bạch huyết là gì? Nên làm gì khi bị sưng hạch bạch huyết?
Khá nhiều người vẫn đang trằn trọc với câu hỏi hạch bạch huyết là gì, sưng hạch bạch huyết cảnh báo tình trạng nào của sức khỏe, nên làm gì khi bị sưng hạch,… Và để tìm đáp án cho những câu hỏi trên, các bạn có thể tham khảo thông tin được chúng tôi gửi đến ngay sau đây.
Hạch bạch huyết là gì?
Hạch bạch huyết còn được gọi là hạch lympho. Đây là một bộ phận của hệ bạch huyết, có hình bầu dục dẹp, cấu trúc trơn, kích thước có thể nhỏ như đầu kim hoặc lớn như hạt đậu (vài mm – 2cm) và nằm rải rác trên các mạch bạch huyết. Một mạch bạch huyết có thể có vài trăm hạch bạch huyết. Giữa các hạch được kết nối với nhau bằng các ống mang chất lỏng.

Mạng lưới hạch bạch huyết trên cơ thể
Một người bình thường sẽ có từ 450 – 1,000 hạch bạch huyết nằm rải rác ở nhiều nơi trên cơ thể. Cụ thể, hạch bạch huyết nằm ở các đoạn chính của mạch máu. Hạch bạch huyết chủ yếu tập trung ở cổ, sau tai, dưới cằm, nách, lưng, bẹn,… Và ở điều kiện bình thường, khi cơ thể khỏe mạnh, chúng ta không thể nhìn hoặc sờ thấy hạch bạch huyết dù chúng nằm gần da. Chỉ khi hạch bị sưng do cơ thể có những xáo trộn về hệ thống miễn dịch thì chúng ta mới nhìn, sờ thấy hạch.
Chức năng của hạch bạch huyết là gì?
Hạch bạch huyết chứa các tế bào miễn dịch và các đại thực bào, có tác dụng quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể, làm hàng rào ngăn chặn sự xâm nhậpcủa các phần tử ngoại lai như vi khuẩn, virus,… Hạch bạch huyết được ví như tấm lưới thu mọi loại vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể và đưa chúng đến nơi có bạch cầu để tiêu diệt hoàn toàn.
Nếu gặp phải một virus lạ, không thể nhận biết thì hệ miễn dịch sẽ phản ứng lại. Lúc đó, hạch bạch huyết sẽ sưng lên, đi kèm với những biến đổi khác nhau về sức khỏe. Triệu chứng phổ biến nhất của tình trạng sưng viêm hạch bạch huyết là có các vệt đỏ gần vết thương ở hạch gần nhất. Ví dụ, nếu bạn bị nhiễm trùng tay thì sẽ sưng hạch nách, nhiễm trùng chân thì sẽ sưng hạch háng,… Khi bị sưng hạch, người bệnh có các biểu hiện như: đau khi chạm tay vào hạch, người mệt mỏi, đau đầu, chán ăn, sốt,…

Hạch bạch huyết bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây bệnh
Sưng hạch bạch huyết biểu hiện cho bệnh lý gì?
Khi cơ thể mắc phải một chứng bệnh nào đó, bệnh nhân có thể bị nổi hạch, sưng hạch ở một số vị trí. Hạch thường xuất hiện theo dạng nổi cộm, cứng và khi ấn vào sẽ thấy hơi đau. Tùy thuộc từng chứng bệnh liên quan mà vị trí nổi hạch sẽ nằm gần nơi phát triển bệnh. Nguyên nhân gây sưng hạch chủ yếu là: nhiễm trùng; tế bào bị viêm nhiễm; bị virus tấn công; bị sởi, lao, ung thư,…
Đối với nguyên nhân nhiễm khuẩn, virus thông thường, hạch sẽ sưng ở 1 – 2 vị trí và tự chìm dần khi hệ miễn dịch đã làm việc bình thường trở lại (sau khoảng 1 tuần). Phương pháp điều trị là sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể dùng khăn nóng hoặc miếng giữ nhiệt đắp lên vùng sưng hạch để giảm triệu chứng đau đớn và giảm sưng nhanh chóng.
Còn nếu tình trạng hạch nổi ngày một nhiều, không có dấu hiệu thuyên giảm thì bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám chính xác vì đó là dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng đã chuyển biến nghiêm trọng, có thể dẫn tới nhiễm trùng máu hay các vấn đề nguy hiểm khác.

Sưng hạch bạch huyết là biểu hiện của nhiều bệnh lý
Sưng hạch bạch huyết là biểu hiện của nhiều bệnh lý
Một số cách chữa sưng hạch không cần dùng thuốc
Bên cạnh câu hỏi sưng tấy hạch bạch huyết là gì, có nguy hiểm không thì nhiều người còn rất quan tâm tới việc kiểm soát tình trạng này. Và nếu đang bị sưng hạch nhẹ thì bạn có thể sử dụng các phương pháp dưới đây mà không cần dùng thuốc:
– Tỏi: là loại gia vị có khả năng kháng viêm, giảm sưng đau rất tốt. Khi bị sưng hạch bạch huyết, bạn có thể ăn sống vài tép tỏi mỗi ngày để giảm sưng.
– Chanh: thành phần của chanh có tác dụng giảm sưng hiệu quả. Nếu bị sưng hạch do viêm họng, bạn nên chuẩn bị một cốc nước ấm, pha thêm 1 muỗng cafe mật ong và nước cốt nửa quả chanh rồi uống vào mỗi buổi sáng là được.
– Dầu thầu dầu: để chữa sưng hạch bạch huyết, bạn chỉ cần bôi dầu thầu dầu lên vùng da bị sưng rồi phủ một túi nilon mỏng lên trên là được.
– Giấm táo: bạn có thể pha một ít muối với một muỗng canh giấm táo, hòa với nước ấm rồi súc miệng ngày vài lần để giảm sưng hạch vùng cổ.
Thông tin chia sẻ trên đây hy vọng đã giúp bạn tìm được đáp án cho câu hỏi hạch bạch huyết là gì, nên ứng phó như thế nào khi bị sưng hạch bạch huyết để bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của mình.